CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ IST

Mở cửa: Thứ 2-Thứ 6(8H-17H)

Cần làm gì để bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản ở nước ta?

Đăng bởi Lê Duyên vào lúc 18/08/2023

Việt Nam là một quốc gia có nguồn khoáng sản phong phú trọng điểm là Hòa Bình thuộc tỉnh miến núi phía bắc với nhiều loại khoáng sản có giá trị kinh tế và chiến lược. Dưới đây là những loại khoáng sản quan trọng và phổ biến ở Việt Nam:

  • Đá granit: là loại đá phổ biến và được sử dụng nhiều trong ngành xây dựng, sản xuất gạch, đá lát, vỉa hè, bệ đường, tường rào và trang trí nội ngoại thất.
  • Sắt: có xuất xứ từ miền Bắc và miền Trung, được sử dụng để sản xuất thép, các sản phẩm cơ khí và đóng tàu.
  • Thạch anh: được khai thác ở miền Nam, thạch anh có nhiều ứng dụng trong công nghiệp điện tử, sản xuất kính, trang sức và đồ trang trí.
  • Đá huỳnh thạch (Caf2), quặng huỳnh thạch tên tiếng anh là: Fluorine, Fluorspar có công thức hóa học là: Caf2. Mỏ đá huỳnh thạch được tìm thấy ở các tỉnh Miền Bắc và Miền Trung ( Phú Yên, Bình Thuận, Gia Lai...) ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất sắt thép, nhôm, kính, kem đánh răng, v.v
  • Mangan: được tìm thấy ở miền Bắc và miền Trung, mangan được sử dụng để sản xuất pin, điện thoại, máy tính và các sản phẩm điện tử khác.
  • Kali: được khai thác ở miền Nam, kali là thành phần chính của phân bón và được sử dụng để nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.
  • Dầu mỏ: Việt Nam có nhiều khu vực khai thác dầu mỏ, với sản lượng lớn được sử dụng để sản xuất xăng, dầu diesel, dầu nhờn và các sản phẩm dầu khác.
  • Than
  • Đá vôi
  • Đồng
  • Chì
  • Kim loại
  • Phi kim loại

Việc khai thác và sử dụng khoáng sản đúng cách và bền vững là rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Trong những năm qua, hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn đã đóng góp đáng kể cho nguồn thu ngân sách nhà nước của tỉnh, góp phần tạo ra việc làm và thu nhập cho các lao động địa phương. Tuy nhiên, hệ lụy của việc khai thác khoáng sản đã và đang tác động xấu đến môi trường và đời sống của cộng đồng địa phương.

Tác động môi trường từ hoạt động khai thác khoáng sản

Khai thác khoáng sản là một hoạt động kinh doanh quan trọng trong nền kinh tế của một số quốc gia. Tuy nhiên, hoạt động này cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường. Dưới đây là một số tác động môi trường từ hoạt động khai thác khoáng sản:

khai thác quặng khoáng sản tại Vietnam

Báo cáo về tình hình BVMT trong khai thác khoáng sản của UBND tỉnh Hòa Bình cho thấy, từ năm 2007 - 2022, tỉnh đã cấp176 giấy phép theo thẩm quyền, trong đó có 107 giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Tính đến ngày 31/12/2017, còn lại 86 giấy phép khai thác khoáng sản các loại còn hiệu lực hoạt động. Số còn lại đã bị UBND tỉnh thu hồi vì không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, hoặc hết hạn giấy phép nhưng không được cấp lại do không mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội.

  • Đất: Hoạt động khai thác khoáng sản có thể gây ra sự đất trống, hình thành đống chất thải và phá hủy đất. Đất trống có thể ảnh hưởng đến sự sống của các loài động vật và thực vật, và làm giảm năng suất đất.
  • Nước: Khai thác khoáng sản cũng có thể gây ô nhiễm nước do các chất thải được thải ra khỏi mỏ. Các chất độc hại như hóa chất và kim loại nặng có thể bị thải vào nước và gây ra tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và động vật sống trong nước.
  • Khí thải: Hoạt động khai thác khoáng sản cũng có thể gây ra khí thải độc hại, đặc biệt là khi sử dụng máy móc và thiết bị để khai thác. Các khí thải này có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí và gây ra các vấn đề về sức khỏe.
  • Động vật: Khai thác khoáng sản cũng có thể ảnh hưởng đến sự sống của các loài động vật. Việc phá hủy môi trường sống của chúng, cùng với sự ô nhiễm nước và đất, có thể khiến cho các loài động vật bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng.

Để giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động khai thác khoáng sản đến môi trường, các công ty khai thác cần thiết lập các giải pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo rằng hoạt động của họ không gây ra tác động tiêu cực đến môi trường và cộng đồng. Ngoài ra, cần có sự hợp tác giữa các công ty, chính phủ và cộng đồng để đảm bảo rằng hoạt động khai thác khoáng sản được thực hiện một cách bền vững và có lợi cho mọi người và môi trường.

Tại các địa phương có trữ lượng khoáng sản lớn trên địa bàn tỉnh, tình trạng khai thác quặng vàng trái phép, khai thác quặng huỳnh thạch Caf2 vẫn diễn ra phức tạp ở huyện Kim Bôi, Lạc Thủy, Lương Sơn. Tại huyện Lạc Thủy, những bãi vàng lậu trở thành "ma trận" ở xã Thanh Nông nhiều năm nay.

Với hàng chục hầm đào vàng với độ sâu hàng chục mét. Xã này còn có một mỏ vàng lộ thiên ngay dưới chân núi với quy mô lớn, tập trung nhiều máy xúc, dây chuyền tuyển quặng.  Nạn "vàng tặc" đã tàn phá nhiều ha đồng ruộng ở miền quê vốn yên bình này. Với quy mô rộng, nhiều chiêu trò ngụy trang, thậm chí là núp bóng doanh nghiệp, nạn “ vàng tặc” đã gây những hậu quả nghiêm trọng về môi trường và an toàn lao động.

Trong quá trình khai thác, đã có nhiều cái chết thương tâm xảy ra do sập hầm, khoét núi, nổ mìn… Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp khai thác đá ở huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn đã vi phạm nghiêm trọng về an toàn, vệ sinh lao động và môi trường.

     Tại huyện Kỳ Sơn, trên địa bàn các xã: Dân Hạ, Yên Quang, Hợp Thịnh, Hợp Thành có 15 doanh nghiệp, hộ dân được cấp phép khai thác các loại đất, đá, cát, sỏi. Nhiều doanh nghiệp được cấp phép khai thác với diện tích lớn cùng hàng chục hộ dân khai thác với quy mô nhỏ. Nhìn chung qua công tác quản lý của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và các hộ dân đã chấp hành các quy định về khai thác khoáng sản theo địa bàn được cấp phép, đúng quy trình hoạt động. Tuy nhiên, hoạt động khai thác đất đá, cát, sỏi trên địa bàn vẫn còn phức tạp. Một số doanh nghiệp, hộ dân không được cấp phép đã khai thác hoặc được cấp phép nhưng khai thác ngoài tọa độ cho phép, vận chuyển, tiêu thụ cát, sỏi làm thất thoát tài nguyên khoáng sản, thất thu thuế, phí. Địa bàn khai thác giáp ranh với tỉnh Phú Thọ, do đó một số doanh nghiệp, hộ dân tỉnh ngoài vẫn lén lút khai thác, nhất là vào ban đêm. Việc khai thác đất, đá đã làm thay đổi dòng chảy, sạt lở bờ sông, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, gây bức xúc trong nhân dân.

     Ngoài ra, một số dự án khai thác khoáng sản, đặc biệt là quặng sắt, quặng Fluorspar ( huỳnh thạch Caf2) chưa thực hiện nghiêm túc theo dự án đầu tư, báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết BVMT đã được phê duyệt gây ảnh hưởng đến môi trường. Nhiều doanh nghiệp khai thác khoáng sản hiện nay đang sử dụng các công nghệ sản xuất cũ, lạc hậu, xây dựng công trình và áp dụng các hệ thống thiết bị xử lý chất thải không đảm bảo quy chuẩn môi trường. Kết quả kiểm tra các cơ sở khai thác khoáng sản của Đoàn kiểm tra liên ngành cho thấy, từ năm 2012 - 2022, đã tiến hành xử lý vi phạm về lĩnh vực khoáng sản và BVMT đối với 65 lượt cá nhân, tổ chức với tổng số tiền là 878 triệu đồng; 42 cơ sở hoạt động khai thác khoáng sản thực hiện việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường chưa đúng trình tự, thời gian và số tiền ký quỹ theo quy định.

 

Tags : Fluorite, fluorspar-Caf2, Quặng Fluorite, Đá fluorspar
02862862725
Liên hệ qua Zalo
Messager
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Xin chào
close nav
DANH MỤC SẢN PHẨM
MENU CHÍNH