CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ IST

Mở cửa: Thứ 2-Thứ 6(8H-17H)

XÉT XỬ NHÓM KHỦNG BỐ ĐẮK LẮK: 100 BỊ CÁO BỊ TRUY TỐ RA SAO?

Đăng bởi Thảo Nguyễn vào lúc 16/01/2024

Theo cơ quan chức năng quá trình điều tra cơ quan tố tụng đã có quyết định đưa ra xét xử đối với 100 bị cáo trong vụ án. Trong đó 55 đối tượng bị truy tố về tội khủng bố nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, 39 đối tượng bị truy tố về tội khủng bố, 1 đối tượng bị truy tố về tội tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh tráp phép và 1 đối tượng bị truy tố về tội che giấu tội phạm. Ngoài ra có 6 đối tượng đang sinh sống ở nước ngoài sẽ bị xét xử vắng mặt về tội khủng bố.

Theo nội dung vụ án, vào đêm ngày 10/6/2023, rạng sáng ngày 11/6/2023, các bị cáo đã tiến hành tấn công khủng bố tại trụ sở hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, bằng cách ném bom xăng, đốt xe, cướp vũ khí, súng và đạn. Hành vi của các bị cáo đã gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm 4 chiến sĩ Công an và 2 cán bộ xã hy sinh, 2 chiến sĩ Công an bị thương và 3 người dân tử vong.

Phiên tòa dự kiến kéo dài 10 ngày, với sự tham gia của 5 thành viên Hội đồng xét xử, 4 kiểm sát viên, 19 luật sư, trợ giúp viên pháp lý và nhiều tổ chức, cá nhân có liên quan. Thẩm phán Nguyễn Duy Hữu làm Chủ tọa phiên tòa.

Thẩm phán Nguyễn Duy Hữu, Chủ tọa phiên tòa đã đọc Quyết định số 4/2024/QĐXXST-HS ngày 3/1 về việc đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.

Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với 100 bị cáo. Trong đó, có 53 bị cáo bị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk truy tố về tội Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân, quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Hình sự;

26 bị cáo bị truy tố về tội Khủng bố, quy định tại điểm a khoản 2 Điều 299 Bộ luật Hình sự;

18 bị cáo bị truy tố về tội Khủng bố, quy định tại các điểm a, b khoản 2 Điều 299 Bộ luật Hình sự.

Xét xử lưu động 100 bị cáo trong vụ án khủng bố tại Đắk Lắk.

Bị cáo Y Nit Niê bị truy tố về tội Khủng bố, quy định tại điểm a khoản 2 Điều 299 Bộ luật Hình sự.

Bị cáo Lê Văn Nghĩa bị truy tố về tội Tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép, quy định tại khoản 1 Điều 348 Bộ luật Hình sự.

Bị cáo Y Cing Byă bị truy tố về tội Che giấu tội phạm, quy định tại điểm a khoản 1 Điều 389 Bộ luật Hình sự.

Có 6 bị cáo bị xét xử vắng mặt về tội Khủng bố.

Theo kết quả điều tra, các bị cáo là thành viên của một tổ chức khủng bố có tên là “Liên minh dân tộc miền Trung” (FULRO), do Y Mút Mlô cầm đầu. Tổ chức này nhận sự hậu thuẫn của một số tổ chức, cá nhân ở nước ngoài, nhằm lật đổ chính quyền nhân dân Việt Nam.

Trong bản cáo trạng, các bị cáo đã bị phơi bày hành vi phạm tội và quá trình gây án của chúng. Theo đó, chúng là những kẻ lưu vong ở nước ngoài, đã thành lập tổ chức phản động, để thực hiện các hoạt động chống phá Nhà nước bằng cách xuyên tạc sự thật. Chúng đã liên lạc với các đồng phạm trong nước, thu thập thông tin về tình hình kinh tế, xã hội… của Việt Nam, đặc biệt là vùng Tây Nguyên - nơi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống. Sau khi có được thông tin, chúng đã bóp méo, xuyên tạc, phục vụ cho mục đích phản động.

Chúng đã sử dụng mạng xã hội để lan truyền thông tin sai lệch hoặc gửi cho các tổ chức phản động khác để xin hỗ trợ tài chính. Chúng đã “hô biến” ra những viễn cảnh về việc sẽ được nhận đất, quyền lực, được đi nước ngoài sống sung sướng…, để dụ dỗ những người nhẹ dạ, cả tin theo chúng, lập ra cái gọi là “Nhà nước Đề ga”. Do thiếu kiến thức, gặp nhiều khó khăn trong đời sống kinh tế, cuộc sống cá nhân nên một số đối tượng là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk đã bị các kẻ phản động, lưu vong ở Mỹ là Y Mút Mlô, Y Čik Niê, Y Niên Êya, Y Bút Êban (Y Bé Êban), Y Chanh Byă, Y Sôl Niê… sử dụng nhiều thủ đoạn tuyên truyền, kích động, lôi kéo, dụ dỗ tham gia tổ chức, hoạt động chủ động.

Các đối tượng chủ chốt trong nước đã nghe theo chỉ đạo của các kẻ nước ngoài tiếp tục lôi kéo, dụ dỗ, đe dọa, cưỡng ép một số người dân tộc thiểu số nhẹ dạ, cả tin khác trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk lập thành nhóm vũ trang mang tên “Lính Đêga” để thực hiện hoạt động khủng bố, phá hoại.

Trong nhiều năm qua, nhiều kẻ cầm đầu tổ chức phản động đã chuyển tiền về Việt Nam để phục vụ việc lôi kéo, kích động, chuẩn bị lực lượng và vũ khí…, để tấn công vào chính quyền. Cùng lúc đó, các đồng phạm trong nước cũng vận động gom tiền mua vũ khí, giấu giếm để phục vụ cho mục đích tấn công, phá hoại chính quyền Việt Nam.

Các kẻ lưu vong thường tổ chức các cuộc họp với các đồng phạm trong nước để nắm bắt tình hình và phân công nhiệm vụ với nhau. Ngoài việc mua súng, đạn, hung khí nguy hiểm, tổ chức phản động này còn chỉ đạo làm lá cờ “Nhà nước Đề ga” và cờ của “Lính Đêga”.

Vào rạng sáng 11/6/2023, các bị cáo đã tiến hành tấn công khủng bố tại trụ sở hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, bằng cách ném bom xăng, đốt xe, cướp vũ khí, súng và đạn. Hành vi của các bị cáo đã gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm 4 chiến sĩ Công an và 2 cán bộ xã hy sinh, 2 chiến sĩ Công an bị thương và 3 người dân tử vong.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
02862862725
Liên hệ qua Zalo
Messager
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Xin chào
close nav
DANH MỤC
DANH MỤC SẢN PHẨM